Cơm từ gạo trắng không nên ăn quá nhiều vì nó ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm để vừa ổn định đường huyết, vừa tốt cho sức khỏe.
Tại sao phải thay thế cơm trắng?
Cơm gạo là món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm nay. Cơm là nguồn cung cấp carbohydrate chính cho cơ thể. Tuy vậy loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người bệnh tiểu đường. Do đó, việc sử dụng đồng thời các thực phẩm thay để khác vừa giúp bữa ăn bớt nhàm chán, vừa tốt cho cơ thể của người bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường qua chỉ số đường huyết
Tiểu đường ăn gì thay cơm?
Thay vì lựa chọn nguồn cung cấp đến từ cơm trắng, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các nguồn tinh bột hấp thu chậm dưới đây
Hạt diêm mạch
Diêm mạch là một loại hạt, tuy nhiên, khi nấu chín, kết cấu của nó mềm, dễ ăn và có thể thay thế cho cơm. Loại hạt này có hàm lượng protein cao hơn nhiều so với gạo, trung bình là gấp đôi. Hơn nữa, diêm mạch là một loại protein hoàn chỉnh, chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Chính những điều này khiến chúng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, diêm mạch cũng là một nguồn cung cấp các khoáng chất quan trọng như magie và đồng. Đây đều là những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và sức khỏe của xương
Lúa mạch
Lúa mạch là một loại ngũ cốc gần giống với lúa mì và lúa mạch đen. Nó trông tương tự như yến mạch và có kết cấu dai. Cùng một khối lượng nhất định, lúa mạch có lượng calo tương tự như gạo trắng, tuy nhiên, chúng nhiều protein và chất xơ hơn. Ngoài ra, lúa mạch nấu chín còn cung cấp niacin, kẽm và selen, những hợp chất quan trọng cho sức khỏe nói chung.
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt có chứa chất chống oxy hóa flavonoid apigenin, quercetin và luteolin. Các hợp chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật. Cũng giống như lúa mạch, lượng calo trong gạo lứt cũng gần tương tự gạo trắng nhưng hàm lượng chất xơ cao hơn gấp 3 lần, lượng protein cũng cao hơn.
Xem thêm: Tại sao nói khoai lang là thực phẩm hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường?
Do đó, gạo lứt có thể là một lựa chọn tốt hơn cho những người bị bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nó chứa nhiều magiê, một khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa đường trong máu và insulin.
Gạo đỏ
Các loại gạo đỏ, chẳng hạn như gạo đỏ Himalaya và gạo hàng đỏ Thái Lan, có sắc tố đậm và chứa một loạt các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật có lợi. Loại gạo này có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn các loại gạo trắng, nhưng vượt trội nhất là nhóm chất chống oxy hóa dồi dào trong gạo đỏ.
Gạo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, bao gồm apigenin anthocyanins, myricetin và quercetin. Nhờ đó, loại gạo này có khả năng chống lại các gốc tự do, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và các biến chứng sức khỏe khác.
Tại sao các lựa chọn thay thế chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt?
Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế giúp cải thiện sức khỏe. Vì vậy, lựa chọn gạo nguyên hạt màu nâu, đỏ, đen thay cho gạo trắng sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Không chỉ giảm các bệnh mãn tính, tim mạch, những giống gạo này còn giàu chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật hơn. Tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể có lợi cho sức khỏe theo nhiều cách như giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh lý tim mạch và các biến chứng tiểu đường.
Mặc dù gạo trắng có lợi cho sức khỏe ở một số khía cạnh nhất định, nhưng việc thay thế bằng nó các loại ngũ cốc nguyên hạt chắc chắn sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG