Bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và chữa trị

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến khi lối sống hiện đại phát triển. Vậy căn bệnh này có thực sự nguy hiểm? Trang bị kiến thức về bệnh tiểu đường để bảo vệ bản thân và gia đình.

1. Tại sao bệnh tiểu đường được coi là đại dịch của thế kỷ ?

Đái tháo đường là bệnh mãn tính do cơ thể thiếu hụt hoặc kháng insulin. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu, biểu hiện qua việc lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Đái tháo đường là loại bệnh có tỷ lệ gây tử vong nhiều thứ 4 trên thế giới và được xem là đại dịch của thế kỷ. Ở Việt Nam nói riêng và các nước phát triển nói chung, với lối sống hiện đại mất cân bằng, bệnh đái tháo đường đang ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Bệnh tiểu đường phổ biến nhất là tiểu đường loại 2 (chiếm đến 90% tổng số người bị bệnh)

Xem thêm: Bản chất của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được nghiên cứu là hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trực tiếp nhất thường là những nguyên nhân sau:

– Yếu tố di truyền từ bố mẹ bị tiểu đường.

– Môi trường sống ô nhiễm.

– Miễn dịch tế bào (tuýp 1).

– Rối loạn chức năng cơ thể.

– Lối sống sinh hoạt mất cân bằng.

– Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt đỏ, chất béo, hàm lượng tinh bột cao, thừa cân, béo phì.

– Cơ thể ít vận động, vận động không điều độ.

– Mất ngủ thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Đái tháo đường loại 1 thường có triệu chứng từ sớm và người bệnh khá dễ dàng trong việc phát hiện. Trong khi đó, đái tháo đường loại 2 thường diễn ra âm thầm hơn. Khi bạn nhận biết cơ thể có những dấu hiệu sau rất có thể bạn đã bị tiểu đường:

– Tiểu nhiều, kể cả vào ban đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

– Khát và uống nước nhiều hơn bình thường.

– Mau đói, thèm ăn, ăn nhiều bữa trong ngày khó kiểm soát.

– Cơ thể sút cân nhanh chóng, trong khi không hề thực hiện bất kỳ chế độ giảm cân nào.

– Toàn thân mệt mỏi, uể oải, không muốn hoạt động.

– Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

Xem thêm: Sụt cân nhanh và những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Chẩn đoán tiểu đường

Để chẩn đoán toàn diện và chắc chắn về việc bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành 2 loại xét nghiệm: xét nghiệm dung nạp glucose huyết và xét nghiệm HbA1c.

Theo đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc tiểu đường khi kết quả ở trong những trường hợp sau:

Xét nghiệm chỉ số đường huyết:

– Chỉ số đường huyết lúc đói (nhịn đói ít nhất 8 giờ) trên 7,0 mmol/L

– Chỉ số đường huyết sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose – máu trên 11,0 mmol/L

– Chỉ số đường huyết ở thời điểm bất kỳ trên 11,0 mmol/L

Đối với xét nghiệm HbA1c:

– Từ 5.7% đến 6.4% là tiền tiểu đường

– Trên 6.5% là tiểu đường

Trong quá trình xét nghiệm, có thể xét nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác nhất

Xem thêm: Chỉ số Hba1c quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường

Các phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, và chưa có thuốc đặc trị. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi bạn hoặc người thân bị tiểu đường, căn bệnh này sẽ mãi ở đó. Tuy nhiên, đái tháo đường sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta có liệu pháp chữa trị khoa học. 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng được xem như là một liệu pháp chữa trị đối với bệnh đái tháo đường. Người bệnh tiểu đường nên có 1 thực đơn riêng, hạn chế những thực phẩm gây ra tác nhân bệnh và làm đường huyết tăng cao.

Rất nhiều tài liệu nói rằng, bệnh tiểu đường phải kiêng khem đủ thứ, nhưng sự thật lại không hẳn như vậy. Phương pháp đúng vẫn là ăn đúng và ăn đủ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cũng như hạn chế những biến chứng lâu dài.

Xem thêm: Tiểu đường ăn gì thay cơm

Chế độ vận động

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ vận động cũng rất quan trọng. Hãy có một kế hoạch tập luyện cụ thể và thực hiện theo kế hoạch đó. Tập luyện đối với người bệnh tiểu đường phải đảm bảo việc phù hợp với thể trạng và quan trọng, đó là môn thể thao mà người bệnh ưa thích.

Vận động giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, giảm mỡ thừa, cân nặng vượt mức, đồng thời phòng nguy cơ xảy ra biến chứng sau này.

Xem thêm: 5 bài tập làm hạ đường trong máu

Liệu pháp y tế

Đối với liệu pháp y tế, mỗi loại tiểu đường sẽ có cách chữa trị khác nhau. Tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin nhưng các loại tiểu đường khác chủ yếu dùng thuốc, việc tiêm chỉ diễn ra khi bệnh ở mức nặng.

Hiện nay chúng ta có 2 phương pháp điều trị phổ biến nhất là Tây Y và Đông Y. Tây Y thì nhanh chóng, hiệu quả tức thời nhưng có tác dụng phụ. Đông Y thì tự nhiên, lành tính nhưng cần thời gian đề phát huy tác dụng.

Xem thêm: Ba mối nguy hại lớn khi sử dụng thuốc tây hạ đường huyết và tiêm insulin.

tam-hong-phuc

Nhiều chuyên gia y tế cũng khuyên rằng nên kết hợp hoài hòa 2 phương pháp trên để tối ưu cao nhất hiệu quả. Đó là dùng các biện pháp Đông Y là những dược phẩm tự nhiên để phòng ngừa từ sớm bệnh tiểu đường. 

Tiểu đường sẽ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong 20 năm tới, việc trang bị kiến thức đầy đủ cũng như chúng ta có một phương thuốc hiệu quả để chống lại căn bệnh này.

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.