Khoai lang – thực phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết rằng chúng là loại thực phẩm hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường.
Các loại khoai lang và đặc điểm dinh dưỡng của chúng
Khoai lang đã quá thân quen với nhiều thế hệ người Việt. Thời điểm đất nước còn đang khó khăn, khoai lang là một thực phẩm phổ biến.
Cha anh chúng ta thời kỳ đó, chỉ cần ăn khoai vẫn có đủ sức khoẻ để làm việc. Thậm chí, là những công việc đồng áng tốn nhiều sức lực. Bởi khoai lang là một loại củ khá đặc biệt, vừa cung cấp tinh bột nhưng cũng chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất đáng kể. Điều này có lợi cho việc cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Rất nhiều người từng cho rằng khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, vị ngọt, không tốt cho người bệnh tiểu đường. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Hàm lượng dinh dưỡng của khoai lang rất phong phú, giàu vitamin và khoáng chất như:
– Vitamin A ở dạng beta-caroten
– Vitamin B6
– Vitamin C
– Kali
– Chất xơ
– Kẽm
– Magie
Khoai lang mật
Khoai lang mật là giống khoai có ruột màu hơi cam hoặc vàng đậm. Chúng có vị ngọt nhưng chỉ số đường huyết chỉ là 44. Bên cạnh các dưỡng chất chung của khoai lang, giống khoai này còn chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa hiệu quả.
Khoai lang tím
Trong khoai lang tím có chứa polyphenol làm giảm glycemia, kháng viêm và kích thích insulin. Khoai lang tím là một giống đặc biệt nên gần như không bị nhầm lẫn với các loại khác. Không chỉ giàu dinh dưỡng, giống khoai này cũng rất tốt cho thị giác, giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh và điều trị tiểu đường hiệu quả.
Khoai lang Nhật
Khoai lang Nhật có vỏ màu tím và ruột trắng hoặc vàng. Giống khoai này cũng có vị ngọt đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Cùng với các dưỡng chất của khoai lang, chiết xuất Caiapo trong khoai lang Nhật còn có khả năng ổn định đường huyết và giảm cholesterol, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Tại sao khoai lang là thực phẩm hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường?
Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, đó là lý do đầu tiên mà nó tốt cho người tiểu đường. Loại củ này chứa tinh bột, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mặt khác, hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang khiến lượng tinh bột hấp thụ chậm hơn so với khi ăn cơm.
1 củ khoai lang luộc trung bình chứa khoảng 200 kcal. Đây có thể là 1 bữa sáng hoặc 1 bữa phụ hoàn hảo với nhiều người bệnh đái tháo đường.
Khoai lang là một loại thực phẩm phổ biến và giá thành rẻ, vì thế chúng ta cũng có thể sử dụng nó thường xuyên.
Ngoài ra , khoai lang còn chứa khá nhiều khoáng chất tốt. Nhiều ghi chép trong Đông Y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào tỳ, thận. Tác dụng kiện tỳ, ích khí, hoà vị, sinh tân, khoan tràng, thông tiện. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da…)
Đó là những lý do vì sao khoai lang lại là thực phẩm hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?
Dù khoai lang có rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên, việc lạm dụng cũng không tốt. Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, ăn đủ, vừa phải và điều độ mới là cách ăn đúng đắn và tốt cho sức khỏe nhất. Vậy nên khi ăn khoai lang, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
– Chế biến khoai lang chỉ nên luộc, hấp. Khoai lang luộc có chỉ số đường huyết là 55 trong khi khoai lang nướng có chỉ số đường huyết là 135. Luộc, hấp giúp khoai giữ lại được dưỡng chất tối đa. Trong khi đó, các phương pháp dùng nhiệt độ cao khiến dinh dưỡng bị phá hủy và biến chất đáng kể.
– Không nên ăn quá 3 khẩu phần khoai lang mỗi ngày. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến không tốt, làm chỉ số đường huyết tổng thể tăng cao.
Gợi ý một số cách ăn khoai lang cho người bệnh tiểu đường.
Nếu bạn vẫn chưa thể hình dung về cách bổ sung khoai lang vào chế độ ăn, có thể tham khảo một số gợi ý sau:
– Thêm khoai lang vào các món sinh tố hoặc sữa hạt.
– Ăn kèm khoai lang luộc/hấp với bơ hạt và trái cây.
– Khoai lang nghiền làm bánh ngọt healthy không cần dùng đường.
– Cháo khoai lang phù hợp cho mọi lứa tuổi, dễ hấp thụ.
– Khoai lang luộc/hấp thái hạt lựu cho các món salad đơn giản, kích thích vị giác và hệ tiêu hóa.
Khoai lang đối với người bệnh tiểu đường là một loại thực phẩm hoàn hảo khi chúng được ăn đúng cách và đủ khẩu phần. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chế biến khoai bằng cách luộc hoặc hấp. Dù vậy, cũng có rất nhiều cách biến tấu món ăn với khoai luộc và hấp để thực đơn của người bệnh luôn phong phú, đa dạng. Với khoai nướng hoặc chiên, người bệnh vẫn có thể dùng, chỉ là nên hạn chế và chọn cách chế biến giữ lại được nhiều dưỡng chất nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường qua chỉ số đường huyết
>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG