Khác với tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, tiểu đường tuýp 2 thường phát bệnh ở độ tuổi ngoài 30. Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc trẻ em không bị tiểu đường tuýp 2.
Trẻ em có thể bị đái tháo đường type 2 không?
Tiểu đường tuýp 2 là một loại bệnh mãn tính do rối loạn nội tiết. Các rối loạn này xuất hiện do tuyến tụy bị suy yếu, hạn chế hoặc mất khả năng sản sinh insulin.
Khác với tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn có khả năng sản sinh insulin. Khi tuyến tụy suy yếu đến một mức độ nhất định thì mới phát bệnh trong cơ thể. Đó chính là lý do vì sao căn bệnh này thường xuất hiện ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, xác suất đó chỉ là phần lớn. Thực tế cho thấy rằng trẻ em vẫn có thể mắc tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc loại bệnh này ngày càng tăng.
Dù là ở người lớn hay trẻ em, biểu hiện bệnh cũng gần như tương tự nhau. Vậy nên phương pháp điều trị không có nhiều khác biệt. Điều này sẽ khiến con trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. cũng như sinh hoạt không được thoải mái, đồng thời chịu ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ em bị tiểu đường tuýp 2?
Nguyên nhân mắc tiểu đường tuýp 2 về cơ bản là tương tự giữa người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở trẻ em, nguyên nhân trực tiếp nhất là do lối sống mất cân bằng, thiếu lành mạnh và ít vận động.
Cụ thể hơn, chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, đường và chất béo khiến cơ thể phải xử lý rất nhiều glucose. Thêm vào đó, khi hấp thụ quá nhiều glucose, cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể nhưng bản thân trẻ lại ít vận động, không tiêu thụ. Điều này khiến lượng glucose tích tụ nhiều trong máu, vượt qua khả năng xử lý của tuyến tụy. Về lâu dài, tuyến tụy ngày càng yếu đi và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em?
Cùng là bệnh tiểu đường nhưng có trẻ dễ mắc bệnh, có trẻ lại không. Vậy làm sao để bố mẹ biết con mình có nguy cơ cao bị tiểu đường để phòng tránh từ xa? Hãy chú ý ngay những đặc điểm sau:
– Di truyền: Yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Nếu gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ tăng cao, dễ phát bệnh khi còn nhỏ hơn.
– Trẻ sinh non: Trẻ sinh non, trong khoảng thời gian từ tuần thai kỳ 39 đến 42 hoặc trước đó, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
– Mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Đây cũng là một hình thức khác của di truyền. Dù trong nhà không có ai mắc bệnh tiểu đường, nhưng mẹ lại bị tiểu đường thai kỳ và không được điều trị đúng cách, thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ cũng cao hơn.
Cả 3 yếu tố nguy cơ trên, khi cộng hưởng với tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động thì sẽ rất dễ dẫn đến bệnh ở tuổi thanh thiếu niên.
Cách phòng ngừa tiểu đường type 2 ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em, bố mẹ cần chủ động hơn trong việc giúp con tìm cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Trước hết là xây dựng lối sống lành mạnh, vận động tích cực. Gia đình nên chủ động thực hiện các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng hàng ngày. Cùng với đó là việc nhắc nhở con ăn thêm rau xanh, trái cây cũng như hạn chế các loại đồ ăn vặt, thức ăn nhanh bên ngoài.
Cùng với chế độ ăn, chế độ vận động cũng rất quan trọng. Tình trạng trẻ ôm điện thoại mọi lúc ngoài giờ học, ru rú trong nhà, ít vận động ngày càng phổ biến. Đứng trước vấn đề này, phụ huynh cần là người làm gương và tích cực “rủ rê” con cùng tập thể dục hay chơi các môn thể thao bổ ích. Những điều đó sẽ khiến con chăm vận động hơn, tránh tình trạng thừa cân, béo phì khi còn nhỏ.
Khi nào cần đến bác sĩ và nhận tư vấn?
>>>TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
Nếu trong trường hợp bạn thấy con mình có biểu hiện khác thường ở sức khỏe, mà lại là những dấu hiệu sau thì nên thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp:
– Hay khát nước
– Đi tiểu thường xuyên
– Mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống
– Mắt mờ
– Xuất hiện nhiều vùng da bị thâm
– Cân nặng bị giảm: tình trạng ít xảy ra nhưng nguy hiểm.
Ngoài ra, trong trường hợp con trẻ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao thì gia đình nên tích cực khám tổng quát cho con định kỳ để tầm soát bệnh sớm. Tránh để tình trạng mắc bệnh rồi mới chữa.
Trẻ em có thể bị đái tháo đường type 2, điều đó đã được chứng minh bằng thực tế. Chính vì vậy các gia đình hoàn toàn không thể lơ là. Hãy chú ý đến những nguy cơ mắc bệnh của con, chủ động phòng tránh sớm. Trường hợp con có những dấu hiệu bệnh thì nên đi thăm khám để phát hiện sớm, chữa trị càng sớm càng tốt cho sức khỏe của trẻ sau này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường qua chỉ số đường huyết
>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG