4 điều cần biết về biến chứng tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của người bệnh mà còn đe doạ sức khỏe bằng vấn đề rối loạn chuyển hóa nội tiết và những biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng tiểu đường nguy hiểm đến mức nào? Làm sao để phòng ngừa biến chứng này? 

1. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 là gì?

Về bản chất, bệnh tiểu đường tuýp 2 là bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được kiểm soát tốt thì sẽ dẫn đến những bệnh khác nguy hiểm hơn. Những bệnh lý do hệ quả của bệnh tiểu đường được gọi là biến chứng.

Tăng Glucose mạn tính trong một thời gian dài gây lên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng.

2. Những biến chứng thường gặp ở đái tháo đường type 2.

Biến chứng tim mạch.

Tim mạch là biến chứng phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc.

Nguyên lý này tạo điều kiện cho hàng loạt bệnh phát triển như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, bệnh động mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Biến chứng về thận.

Theo một thống kê của IDF (hiệp hội đái tháo đường quốc tế) có từ 20-40% người bệnh Đái Tháo Đường có dấu hiệu suy thận. Đường huyết tăng cao và kéo dài gây tổn thương đến hệ thống lọc của thận khiến chúng phải làm việc quá công suất.

Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất ở người bệnh Đái Tháo Đường. Biến chứng thận ở tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mãn tính, suy thận.

Biến chứng thần kinh.

Bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể gây tổn thương lên toàn bộ cơ thể khi nồng độ đường huyết và huyết áp cao. Đây là biến chứng thường được phát hiện sớm ở người bệnh.

Biểu hiện ban đầu của biến chứng này là: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác. Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa…

Chúng ta không để ý đến những tổn thương trên cơ thể khi bị mất cảm giác . Tình trạng này dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

Biến chững võng mạc mắt.

Hầu hết những người bệnh đái tháo dường đều cho biết, tầm nhìn của họ bị giảm sau một thời gian bị bệnh. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu.

3. Khi nào thì người bệnh bị mắc biến chứng?

Rất khó để có câu trả lời chính xác có câu hỏi này. Bởi sự diễn biến nhanh chậm ở biến chứng còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và cách họ kiểm soát bệnh tiểu đường.

Theo chuyên gia nội tiết đái tháo đường – GS.TS Thái Hồng Quang, bệnh tiểu đường, hay tình trạng đường huyết cao đã diễn ra một cách âm thầm từ 5 – 10 năm trước khi chính thức được phát hiện (chẩn đoán). Khoảng thời gian đó đủ lâu để bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ mạch máu và thần kinh của cơ thể và dẫn đến biến chứng.

  • Biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch là hai biến chứng sẽ xuất hiện sớm nhất sau khoảng 5 năm.
  • Biến chứng mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…) sẽ xuất hiện sau khoảng 7 năm.
  • Bệnh thận đái tháo đường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 12 – 18 năm.

Tuy nhiên, đó chỉ là con số tham khảo, biến chứng có thể đến sớm hay muộn phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát của người bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Sụt cân không rõ lý do và các triệu chứng của bệnh tiểu đường 

>> Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường qua chỉ số đường huyết

NGƯỜI THẦY CỨU HÀNG NGHÌN BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

4. Phòng ngừa biến chứng tiểu đường ngay hôm nay

Vấn đề phòng ngừa biến chứng là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng quan tâm. Trên thực tế, chúng ta không chỉ đợi đến khi mắc biến chứng mới chữa hay khi bệnh nghiêm trọng mới phòng biến chứng. Người bệnh cần chủ động phòng từ xa, bởi vì chúng ta không hề biết biến chứng sẽ phát thành bệnh lý.

Để làm được điều đó, người bệnh tiểu đường cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Thực hiện tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường sức khỏe bằng dinh dưỡng, lối sống vận động tích cực và lành mạnh.
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng, sau khi đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ.

Những biến chứng tiểu đường có thể gây nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vậy nên, phòng ngừa biến chứng tiểu đường là điều mà chúng ta cần nhận thức ngay từ khi có những triệu chứng hoặc sau khi được chẩn đoán tiểu đường. 

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI TÂM HỒNG PHÚC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.