5 Điều cần biết về nồng độ glucose trong máu.

Glucose là một khái niệm không mới với người bệnh tiểu đường. Nồng độ glucose trong máu ở mức bao nhiêu là bình thường và bản chất của glucose sẽ có trong bài viết dưới đây

1. Glucose cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Nồng độ glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết để đo hàm lượng glucose có trong máu.

Glucose là một đơn vị của carbohydrate hay còn được gọi là monosaccarit. Cơ thể chúng ta cần glucose để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. 

Về bản chất trong việc chuyển hóa năng lượng, glucose là nguyên liệu cơ  bản và quan trọng nhất trong quá trình hô hấp tế bào. Ở cơ thể con người, khi các cơ quan không được cung cấp đủ glucose sẽ gây lên tình trạng chóng mặt, ớn lạnh hay thậm chí là ngất xỉu.

Nhưng theo quan điểm của hóa học, không có chất nào là tốt hoàn toàn và độc hoàn toàn. Quan trọng là liều lượng. Và nồng độ glucose ở đây cũng không phải là ngoại lệ. Việc dư thừa nồng độ glucose trong cơ thể trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu đường.

2. Nồng độ glucose trong máu được tính như thế nào?

Y học hiện đại có rất nhiều cách để xác định nồng độ glucose trong máu. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 cách dưới đây.

Thứ nhất là lấy mẫu máu ly tâm và tách huyết tương, sau đó tiến hành những quy trình xét nghiệm trên các hệ thống máy hóa sinh tự động hoặc bán tự động. 

Thứ 2 là sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để đo ngay máu toàn phần tử mao mạch. Cách thứ 2 được nhiều người sử dụng hơn bởi tính đơn giản, dễ sử dụng. Nhưng theo đánh giá của các bác sĩ, cách đo thứ nhất có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, độ chênh lệch ở đây là không đáng kể.

3. Glucose hoạt động như thế nào trong cơ thể?

Nhưng thực phẩm chúng ta sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày đều có một lượng glucose. Nồng độ glucose cũng phụ thuộc vào một phần thói quen ăn uống của mỗi cá nhân.

Cơ thể chúng ta phải xử lý Glucose nhiều lần trong ngày để chuyển hóa chúng thành năng lượng. Như những lúc bạn đang ăn mà có thể không biết rằng, cơ thể vẫn đang làm việc. Khi đó, những enzym bắt đầu quy trình phá vỡ glucose.

Vai trò của tuyến tụy trong cơ thể trong quá trình này là sản xuất ra hormone insulin. Insulin là một nhân tố quan trọng khác trong quá trình phá vỡ liên kết của glucose.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Sụt cân không rõ lý do và các triệu chứng của bệnh tiểu đường 

>> Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường qua chỉ số đường huyết

NGƯỜI THẦY CỨU HÀNG NGHÌN BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Tuy nhiên, ở một số người tuyến tụy không sản xuất insulin như thông thường hoặc không sản xuất đủ insulin để có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do vậy, nồng độ glucose trong máu sẽ âm thầm tích lũy và gây lên bệnh tiểu đường.

Một nguyên nhân khác ít gặp hơn dẫn  tới bệnh đái tháo đường là tình trạng kháng insulin. Tình trạng này xảy đến khi gan không nhận ra sự hiện diện của insulin trong cơ thể và tiếp tục tạo ra lượng glucose dư thừa. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể để lưu trữ glucose cũng như giải phóng glucose khi cần thiết.

4. Nồng độ Glucose bao nhiêu là bình thường.

Nồng độ Glucose trong máu để đạt ở mức bình thường còn phải xét đến yếu tố thời điểm khi đo đường huyết.

Thời điểm buổi sáng khi vừa ngủ dậy (sau khi không ăn gì khoảng 8h) dao động từ 4,1 – 5,9 (mmol/l) thì được coi là mức bình thường.

Thời điểm sau khi ăn khoảng từ 1- 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu đạt ở ngưỡng dưới 7 mmol/l thì được coi là mức bình thường.

Nếu nồng độ glucose trong máu trong 2 thời điểm cao hơn ngưỡng bình thường đã nêu ở trên có khả năng bị rối loạn dung nạp glucose. Mặt khác, ở thời điểm bất kỳ, đường huyết ở mức cao hơn 11 mmol/l có thể chẩn đoán đã bị đái tháo đường.

5. Nồng độ glucose quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?

Ở người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết luôn là một yếu tố được đặt lên hàng đầu. Bởi mức đường huyết cao trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm với cơ thể.

Nồng độ glucose trong máu cao làm xói mòn khả năng sản sinh insulin ở tuyến tụy. Theo thời gian, tuyến tụy có thể bị tổn thương vĩnh viễn. 

Nồng độ đường huyết cao cũng gây ra những hệ quả tiêu cực khác dẫn đến xơ vữa động mạch. Khi mạch máu bị tổn thương do nồng độ glucose tăng cao, các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị nguy hại bởi hàng loạt các vấn đề như:

  • Suy thận
  • Sa sút thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.
  • Rối loạn cương dương
  • Đột quỵ 
  • Đau tim
  • Chậm lành vết thương, nhiễm trùng.

        Việc kiểm soát nồng độ glucose ở mức ổn định ở người đái tháo đường có vai trò rất lớn đến việc ngăn chặn biến chứng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.