Bệnh tăng nhãn áp thường phát sinh do áp suất cao bên trong mắt. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lý này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
Tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Dây thần kinh này rất cần thiết cho sức khỏe mắt của bạn. Nếu nó bị hư hỏng, nó có thể gây mất thị lực vĩnh viễn và trong một số trường hợp, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Bình thường, đôi mắt của chúng ta sẽ liên tục tiết ra một chất lỏng trong suốt được gọi là thủy dịch. Thủy dịch sẽ luôn được tiết ra để mắt bạn có thể hoạt động dễ dàng. Áp suất tự nhiên khi mắt điều tiết thủy dịch được gọi là nhãn áp (IOP).
Nếu IOP của bạn tăng quá nhanh, nó có thể làm hỏng các sợi thần kinh thị giác của bạn. Những tổn thương này có thể khiến bạn gặp tình trạng mất thị lực trong mắt, đặc biệt là thị lực ngoại vi.
Có hai loại bệnh nhãn áp là góc mở và đóng góc:
– Bệnh tăng nhãn áp góc mở là loại phổ biến nhất. Với loại bệnh này, áp lực hình thành từ từ và mất thị lực dần dần.
– Bệnh tăng nhãn áp góc đóng chiếm khoảng 10%. Các triệu chứng xảy ra rất đột ngột và đây là một loại bệnh nguy hiểm và khẩn cấp.
Mối liên hệ giữa tăng nhãn áp và bệnh tiểu đường là gì?
Tăng nhãn áp thường xuất hiện ở những người đã mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài. Nguy cơ tăng lên khi người bệnh già đi, kiểm soát đường huyết không tốt và bị bệnh huyết áp cao.
Tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài gây lên những áp lực về mạch máu. Điều này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và mắt cùng không phải là ngoại lệ.
Khi lượng đường trong máu cao, gây ra sự gia tăng một hoạt chất fibronectin hình thành trong mắt của bạn. Có nhiều fibronectin trong mắt làm tắc nghẽn hệ thống lưu thông tự nhiên của mắt và dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Sụt cân không rõ lý do và các triệu chứng của bệnh tiểu đường
>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Dấu hiệu nhận biết biến chứng
Bệnh tăng nhãn áp thường không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Những thay đổi diễn ra dần dần, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó chuyển biến xấu đi. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng hoặc mù lòa .
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sẽ khác nhau theo tùy loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, chúng ta có những dấu hiệu nhận biết sau:
Đối với bệnh tăng nhãn áp góc mở
– Xuất hiện điểm mù, đặc biệt là ở tầm nhìn ngoại vi của bạn, thường ở cả hai mắt.
– Tầm nhìn suy giảm, bị tối lại, trong các giai đoạn bệnh nặng hơn.
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng
Loại bệnh này là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Đau mắt đột ngột, dữ dội
– Nhức đầu dữ dội
– Tầm nhìn bị mờ đột ngột
– Khi nhìn các bóng đèn thì xuất hiện các quầng sáng rộng xung quanh.
– Buồn nôn và ói mửa
– Đỏ mắt
Bệnh tăng nhãn áp mạch máu thần kinh
Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Đau mắt
– Đỏ mắt
– Mất thị lực
Cách phòng ngừa biến chứng
Khi bị tiểu đường, điều rất quan trọng là phải bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cũng như sức khỏe nói chung của người bệnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về mắt khác do bệnh tiểu đường, hãy đảm bảo:
– Tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn.
– Đi khám mắt hàng năm và khi thất tình trạng bất thường.
– Tránh hút thuốc
– Tập thể dục thường xuyên
– Sử dụng thêm các loại thuốc nhỏ mắt được kê đơn hoặc thuốc điều trị bệnh mắt theo yêu cầu của bác sĩ.
– Bổ sung thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng.
Bệnh tiểu đường tác động tiêu cực đến các mạch máu nên có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Tăng nhãn áp là một trong số đó. Các hệ lụy do căn bệnh này gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hằng ngày, nhất là khi bệnh trở nặng đến mức mù lòa. Hãy điều trị tiểu đường, phòng ngừa biến chứng một cách hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt của bạn.