Người bệnh tiểu đường khi đến thăm khám tại bệnh viện sẽ được yêu cầu kiểm tra chỉ số HbA1c. Vậy chỉ số HbA1c là gì? Chỉ số này quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?
1. Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c còn được gọi là hemoglobin A1c hoặc đơn giản là A1c.
Bằng cách đo hemoglobin glycated (HbA1c), các bác sĩ có thể biết được mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng.
Đối với người bình thường, mức HbA1c cao là cảnh báo của bệnh đái tháo đường tiểu đường. Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ mắc biến chứng cũng tăng lên.
BẢN CHẤT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Về tổng thể, chỉ số HbA1c và chỉ số đường huyết có sự khác biệt lớn nhất là tính chính xác và tính thời điểm. Trong khi chỉ số đường huyết cho biết mức đường trong máu ở thời điểm nhất định thì HbA1c lại thể hiện một “bức tranh tổng thể” về mức đường huyết trong khoảng thời gian dài (tuần/tháng).
2. Các mức chỉ số HbA1c chẩn đoán bệnh lý
2.1 Khi nào nên đi kiểm tra chỉ số HbA1c?
Đối với người bình thường, chỉ số HbA1c sẽ được thực hiện khi bạn đi khám chẩn đoán bệnh tiểu đường ở các cơ sở y tế chuyên môn, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
TRIỆU CHỨNG CHUNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Đối với người bệnh tiểu đường, mỗi năm bạn cần đi khám, đo chỉ số HbA1c tối thiểu 1 lần để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe cũng như quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi khám thường xuyên hơn, có thể là 6 tháng 1 lần hoặc 3 tháng 1 lần nếu sức khỏe có những dấu hiệu không khả quan, bất thường.
2.2 Đo chỉ số HbA1c như thế nào?
Chỉ số HbA1c được xác định qua xét nghiệm với mẫu máu. Khi kiểm tra, bạn sẽ được lấy máu từ cánh tay, sau đó các bác sĩ sẽ xét nghiệm theo quy trình.
Kết quả trả về sẽ là mức đường huyết trung bình trong vài tuần (hoặc tháng) gần nhất của bạn. Tuy nhiên, kết quả này sẽ được để ở đơn vị phần trăm (đơn vị DCCT) hoặc giá trị tính bằng mmol/mol (đơn vị IFCC).
Lưu ý, không nhầm lẫn đơn vị mmol/mol (đo chỉ số HbA1c) với đơn vị mmol/L (đo chỉ số đường huyết).
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG ĐÁO THÁO ĐƯỜNG
2.3 Các mức chỉ số HbA1c
Các kết quả xét nghiệm HbA1c trả về sẽ được phân thành 3 mức chính là: bình thường, tiền tiểu đường và tiểu đường. Cụ thể, chúng ta có các mức chỉ số chẩn đoán như sau:
- Mức chỉ số ở người bình thường: HbA1c dưới 42 mmol/mol (6%)
- Mức chỉ số cảnh báo tiền tiểu đường: HbA1c từ 42 – 47 mmol/mol (6% – 6,4%)
- Mức chỉ số chẩn đoán bệnh tiểu đường: HbA1c trên 48 mmol/mol (6,5%)
3. Chỉ số HbA1c quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?
Ở bệnh nhân tiểu đường HbA1c có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ý nghĩa của chỉ số HbA1c:
– Đưa ra kết quả đường huyết mãn tính (trong thời gian dài) giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng sức khỏe bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.
– Thể hiện hiệu quả của quá trình điều trị một cách chính xác hơn chỉ số đường huyết. Qua đó, quá trình điều trị được bám sát và có kế hoạch phù hợp nhất.
– Cải thiện tốt chỉ số HbA1c giúp giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. Cụ thể, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Giảm được 1% (11 mmol/mol) HbA1c có thể làm giảm 25% nguy cơ mắc biến chứng bệnh võng mạc, thần kinh, bệnh thận; giảm 19% nguy cơ mắc biến chứng đục thủy tinh thể; 16% nguy cơ biến chứng suy tim và giảm 43% nguy cơ tử vong do bệnh mạch máu ngoại vi.
Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ số HbA1c rất quan trọng trong việc theo dõi, kiểm soát, điều trị và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Cùng với chỉ số đường huyết, HbA1c là một yếu tố mà người bệnh nên quan tâm, kiểm tra thường xuyên, cũng như tìm hiểu thêm các phương thức cải thiện chỉ số này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Sụt cân không rõ lý do và các triệu chứng của bệnh tiểu đường
>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG