Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

Khi bạn bị tiểu đường, máy đo đường huyết là một vật dụng không thể thiếu. Vậy bạn đã biết hết các loại máy dùng đo lượng đường trong máu chưa?

Máy đo đường huyết là gì?

Máy đo đường huyết được sử dụng để đo lượng đường trong máu. Đây là một thiết bị y tế tiện lợi để kiểm tra máu thông qua mẫu que thử. Một bộ sản phẩm máy đo bao gồm: 

– 1 máy đo kỹ thuật số hoạt động bằng pin.

– Kim chính nhỏ

– Thiết bị đo độ sâu của ngón tay

– Que thử được tẩm một loại enzym đặc trưng cho glucose để phản ứng với mẫu máu, sử dụng công nghệ điện hóa, thiết bị đọc dải.

– Dung dịch kiểm soát 

– Phần mềm theo dõi hoặc sổ ghi đường huyết. 

Glucose là một nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Khi bị tiểu đường, cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh glucose. Giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn là điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Nó không chỉ giúp cải thiện năng lượng và tâm trạng mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như giảm thị lực, bệnh thận, rối loạn tim mạch và tử vong sớm. 

Máy đo chỉ số glucose có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn quá trình điều trị và lối sống của mình. Chúng đặc biệt cần thiết cho bệnh tuýp 1 và 2.

Lợi ích của máy đo đường huyết

Nhìn chung, những lợi ích chính liên quan đến máy đo đường huyết bao gồm:

– Theo dõi lượng đường trong máu một cách tiện lợi, nghiêm ngặt mọi lúc.

– Kiểm soát nhanh chóng, kịp thời tình trạng đường huyết quá thấp hoặc quá cao.

– Định hướng điều trị một cách tích cực, giúp các phương pháp điều trị linh hoạt hơn, bám sát vào thể trạng, sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh những lợi ích truyền thống đó, hiện nay, máy đo cũng tích hợp rất nhiều công nghệ hiện đại như liên kết phần mềm theo dõi. Qua các phần mềm này, bác sĩ cũng có thể cập nhật tình trạng bệnh nhân nhanh chóng. Điều này cực kỳ có lợi cho các trường hợp cần cấp cứu.

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo chỉ số glucose trên thực tế tương đối dễ sử dụng vì các thiết bị càng ngày càng được thiết kế thân thiện hơn với bệnh nhân và người chăm sóc. Điều chúng ta cần lưu ý nhất là các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng. Từ đó, ta có cách dùng đúng đắn, an toàn, cho kết quả chính xác.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị các bước đo đường huyết như sau:

– Đảm bảo máy đo sạch sẽ. Rửa và lau khô tay trước khi tiến hành đo

– Nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay của bạn để cải thiện lưu lượng máu.

– Lấy que thử mới, lưu ý đóng ngay hộp đựng que thử để đảm bảo vệ sinh, vì que dễ bị hỏng.

– Đưa que thử vào máy

– Dùng một kim chích nhỏ để chích ngón tay của bạn. Bóp nhẹ từ gốc ngón tay và nhẹ nhàng lấy một lượng máu nhỏ lên que thử. Luôn luôn sử dụng một kim trích mới, sạch sẽ mỗi lần đo.

– Sau một vài giây, chỉ số đường huyết đo được sẽ xuất hiện, thường được biểu thị bằng mg/dL hoặc cũng có máy hiển thị đơn vị mmol/L

– Ghi lại kết quả của bạn vào sổ nhật ký hoặc trên phần mềm của máy đo. Thêm ghi chú về bất kỳ điều gì liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như thực phẩm bạn đã ăn gần đây hoặc bất kỳ hoạt động nào.

– Vứt bỏ kim trích và que thử đúng cách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Sụt cân không rõ lý do và các triệu chứng của bệnh tiểu đường 

>> 5 bài tập hạ đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.